Tin Tức

Quy định trong bóng đá đối với thẻ vàng là gì?

Hình ảnh trọng tài giơ thẻ vàng trong những trận đấu bóng đã quá quen thuộc với đông đảo fan hâm mộ. Vậy thẻ vàng là gì? Cầu thủ nhận thẻ phạt có ý nghĩa gì,… Có rất nhiều thông tin về thẻ phạt không phải ai cũng hiểu rõ. Do đó, bài viết của keobongda.cam hôm nay sẽ giúp bạn đọc cập nhật lịch sử ra đời của chúng. 

Thẻ vàng là gì?

Thẻ phạt vàng trong trận đấu
Thẻ phạt vàng trong trận đấu

Là một hình thức phạt nằm trong quy định xử phạt của luật bóng đá thế giới. Giá trị của thẻ này cao hơn hình thức bị cảnh cáo nhưng mức độ phạm lỗi nhẹ hơn thẻ đỏ. Tuy nhiên, nếu cầu thủ nhận 2 lần thẻ vàng thì sẽ tương đương 1 thẻ đỏ và bị loại ngay lập tức. 

Thẻ phạt có từ đâu?

Ngày trước khi chưa có hình thức này, trọng tài muốn xử phạt một cầu thủ nào đó sẽ thổi còi, gọi tên để thông báo, sau đó phải báo cho đội trưởng của đội bóng vi phạm. Việc này diễn ra mất khá nhiều thời gian, làm gián đoạn không khí của trận đấu và làm ảnh hưởng đến kết quả. 

Các trận đấu bóng là nơi tập hợp đa dạng của các ngôn ngữ trên thế giới. Rất nhiều trường hợp quyết định xử phạt từ trọng tài không được giải thích rõ ràng bởi rào cản này nên dẫn đến vướng nhiều khúc mắc. 

Nhận thấy nhiều bất tiện trong quy trình xử phạt, năm 1966, trọng tài người Anh – Sir Kenneth George Aston dựa vào quy luật vận hành của đèn giao thông đã phát minh ra các thẻ màu (đỏ – ngừng, vàng – đi chậm). 

Bộ đôi thẻ phạt này đã được áp dụng lần đầu tiên đó là kỳ World Cup 1970 tại Mexico. Đã nhận về nhiều lời khen ngợi, ủng hộ và hoan nghênh của những người hâm mộ bóng đá. Sự tiện lợi, không mất nhiều thời gian nên đã được đưa vào áp dụng trong bóng đá cho đến hiện tại.

Xem thêm: Tất tần tần về luật bàn thắng sân khách là gì?

Khi nào trọng tài giơ thẻ vàng?

Những vi phạm bị nhận thẻ phạt
Những vi phạm bị nhận thẻ phạt

Việc nắm rõ và chính xác các trường hợp vi phạm tương ứng với thẻ phạt sẽ giúp quá trình theo dõi trận đấu thêm hấp dẫn hơn. Cụ thể đó là những sai phạm nào?

  • Hành vi phi thể thao.
  • Những hành động gian lận.
  • Gây chiến dù là lời nói hoặc hành động.
  • Có hành vi chơi xấu, cố tình phạm lỗi thô bạo nhưng không nguy hiểm.
  • Trì hoãn hoặc câu giờ.
  • Nhiều lần vi phạm luật chơi.
  • Tự ý ra vào sân khi chưa được trọng tài cho phép.
  • Chống đối với quyết định của trọng tài.

Ngoài các lỗi vi phạm trên, những hành vi ăn mừng quá khích như cởi áo hoặc leo rào đều sẽ bị phạt một thẻ vàng hoặc đối với những lỗi đóng góp để tạo thành bàn thắng thì trọng tài sẽ căn cứ vào đó để quyết định là thẻ vàng hay thẻ đỏ.

Ý nghĩa của việc phạt thẻ?

Theo quy định của luật bóng đá thế giới không chỉ riêng cầu thủ mà các ban huấn luyện, cầu thủ dự bị nếu có những hành vi vi phạm kể trên hay chống đối quyết định của trọng tài thì đều sẽ bị nhận thẻ phạt.

Thẻ phạt hay nói cách khác là lời cảnh cáo, nếu như bị nhắc nhở lần hai thì trọng tài sẽ rút thẻ đỏ và truất quyền thi đấu của cầu thủ đó ra khỏi sân. Và vị trí vắng mặt này sẽ không được phép thay thế, đội hình thi đấu sẽ tiếp tục với số thành viên còn lại.

Thực tế, nếu như cầu thủ nhận nhiều thẻ trong một giải đấu thì có thể bị treo giò ngắn hạn. Ngoài ra, thẻ phạt vàng còn là biểu tượng cho biết cầu thủ đã phạm phải các quy tắc và luật chơi. Điều này chính là một phần nhằm đảm bảo tính công bằng, an toàn trong trận đấu.

Xem thêm: Đá phạt góc là gì? Những quy định về cách xử phạt mới nhất

Số tiền phạt khi nhận thẻ vàng?

Quy định về số tiền nộp phạt
Quy định về số tiền nộp phạt

Không chỉ bị cảnh cáo và xử phạt trên trân, cầu thủ “ăn” thẻ phạt vàng sẽ nộp phạt hành chính sau trận đấu. Đây gọi là phí quản lý và liên đoàn bóng đá quy định như sau:

Những giải đấu tại Anh gồm cả Ngoại hạng Anh, Championship, cầu thủ nhận 1 thẻ vàng sẽ nộp 10 bảng (khoảng 300.000 VNĐ), nhận liên tiếp 2 thẻ phạt: 35 bảng (khoảng 1.050.000 VNĐ). 

Trong cùng 1 giải đấu mà cầu thủ bị “ăn” 5 thẻ thì sẽ nộp thêm 15 bảng cho mỗi lần. Nếu một đội có nhiều hơn 6 cầu thủ nhận thẻ thì số tiền là 25.000 bảng. 

Tại Việt Nam, VFF quy định tại mức phạt tại các giải V-League, siêu cup quốc gia, cup quốc gia và giải hạng nhất quốc gia là 500.000 VNĐ. Còn ở những giải đấu khác thì số tiền nộp phạt khoảng 100.000-200.000 VNĐ. Nếu một cầu thủ “ăn” 2 thẻ trong 1 trận thì số tiền phạt tăng gấp 3 lần. 

Theo quy định của IOC và SEAGF, một thẻ phạt vàng tương đương với 12 USD. Nếu “ăn” cùng lúc 2 thẻ khoảng 42 USD. Đội bóng có nhiều hơn 6 cầu thủ nhận thẻ vàng khoảng 30.000 USD.

Thẻ vàng là gì? Nó là đại diện cho quá trình quản lý, nhắc nhở và cảnh cáo cầu thủ phạm luật khi chơi. Luật xử phạt đối với trường hợp này phụ thuộc vào tình huống, thái độ của người phạm lỗi. Hy vọng qua bài viết của kèo bóng đá hôm nay đã giúp các bạn có thêm kiến thức về thẻ phạt trong bóng đá. 

Xem thêm: VAR trong bóng đá là gì? Loại hình này được áp dụng khi nào?